Coffee Beans 2
Bài Viết Cà Phê Nhân Xanh Cà Phê Pha Thủ Công Kỹ Năng Barista Rang Cà Phê

Những hạt cà phê nhạy cảm

Đúng vậy, tụi mình không nói quá lên đâu!

Những hạt cà phê sau khi rang thật sự rất dễ bị tác động bởi môi trường.

Thông thường, hạt cà phê xanh có thể giữ được độ tươi của nó trong vòng hai năm. Nhưng khi đã được rang lên, cấu trúc phân tử có phần yếu hơn, độ tươi của hạt cà phê chỉ còn trong khoảng từ vài tuần đến vài tháng tùy vào độ rang.

Do đó trong quá trình bảo quản, ở đâu cũng tiềm ẩn những yếu tố gây hại đến hạt cà phê của chúng mình. Và chẳng ai lại muốn những hạt cà phê quý báu giảm sút chất lượng một cách nhanh chóng phải không?

Hãy cùng Beanside Out đi tìm hiểu về chủ đề ngày hôm nay, và chủ động hơn trong việc bảo quản cà phê nhé.

[TÁC NHÂN]

Có 4 yếu tố chủ đạo tác động đến cà phê mà tụi mình cần đặc biệt lưu tâm:

  • Oxy – hay đơn giản hơn là không khí. Đây là yếu tố gây nên sự oxy hoá, khiến cho cà phê giảm chất lượng, màu sắc sẽ xỉn màu hơn, hương vị cũng giảm. Tệ hơn có thể làm cà phê của bạn có vị thiu.
  • Ánh sáng – Nó mang trong mình năng lượng và có khả năng phá vỡ cấu trúc tế bào hữu cơ của cà phê, từ đó gây nên Sự Suy Thoái (Degradation) và Oxy hoá. Phổ biến nhất vẫn là ánh sáng có bước sóng trong vùng Ánh sáng nhìn thấy được (từ Ánh đèn,…) và vùng Tia tử ngoại (từ Mặt trời,…).
  • Nhiệt độ môi trường – Khi nhiệt độ môi trường càng nóng, các phân tử càng di chuyển nhanh và phân hủy nhanh hơn. Chưa kể là vi khuẩn cũng vì vậy mà phát triển nhanh hơn.
  • Độ ẩm – Môi trường ẩm ướt khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn và có thể làm thay đổi độ ẩm của cà phê nhanh chóng, dễ làm mất hương vị.

[LỜI KHUYÊN]

Để bảo quản cà phê hạt được tối ưu nhất, tụi mình nên:

  • Sử dụng túi, hộp đựng có màu đục để ngăn chặn ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với cà phê.
  • Đảm bảo túi, hộp chứa của mình phải có nắp hoặc phần zip chặt để tránh không khí vào bên trong.
  • Ưu tiên những loại có van một chiều, nhằm loại bỏ tối đa lượng oxy có bên trong.
  • Nhiệt độ bảo quản nên ở nhiệt độ phòng và ở nơi thoáng mát. (Tuyệt vời nhất là trong khoảng 20 đến 25 độ C).
  • Nên mua cà phê hạt, với một lượng đủ dùng trong khoảng 2 tuần kể từ ngày rang.
  • Nếu không thật sự cần thiết, đừng mua hạt đã xay, vì khi xay ra, ta đã tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí của cà phê, dễ bị oxy hoá và giảm đi độ tươi và hương vị.

Đó là lí do trong cuộc thi World Barista Championship 2018 tại Amsterdam, Nhà vô địch Agnieszka Rojewska đã sử dụng các loại hộp chứa dạng ống nghiệm tối màu và kín khí cho phần thi của mình. – Credit: Jeff Hann

Ngoài ra, có một cách bảo quản hạt cà phê mà theo tụi mình ít được phổ biến – vì nó vẫn còn mang nhiều tranh cãi – đó là bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông !?!

Câu hỏi ở đây là chúng mình có nên bảo quản cà phê theo cách này không? Tại sao nó lại gây nên những ý kiến trái chiều? Chúng mình sẽ cùng nhau đi sâu hơn và tìm hiểu vào lần sau nhé.

[KẾT]

Việc bảo quản cà phê nghe có vẻ dễ, nhưng thật sự thì cũng như những loại thực phẩm khác, chúng cần sự chăm chút kĩ càng hơn nếu như muốn duy trì độ tươi ngon.

Mong là chủ đề lần này hữu ích với mọi người.

Hãy comment thêm những tip mà mọi người nghĩ là hay mà tụi mình đã thiếu sót vào bên dưới nhé.

Tụi mình sẽ sớm gặp lại nhau thôi.

Peace!

Nguồn tham khảo: Java Presse, PubMed – National Library of Medicine, Wikipedia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!